Đấy là câu chuyện của cô con gái lớp 4 với mẹ: Sau giờ Tin học, cô giáo bảo bạn nào học xong được chơi trò chơi, H chẳng chơi game mà vào một trang web và đọc “Chuyện cấm hôn”. Người mẹ hỏi: Không biết ai giới thiệu cho bạn H trang Web đó? Bạn QA là chuyên môn nhồi nhét vào tâm trí các bạn những “chuyện ấy”. “Chuyện ấy” là chuyện gì? Giờ ra chơi các bạn túm tụm lại thì thầm to nhỏ, rồi khi con đi qua cùng một bạn trai, các bạn đồng thanh trêu: A. yêu B.
Lại một cô bạn khác kể: Có hôm con gái tôi nói nhỏ vào tai tôi: Bạn T lớp con biết vòng 1, vòng 2, vòng 3 là gì rồi đấy. Tôi suýt bật cười, vì 3 cái vòng ấy, các chương trình thi người đẹp và hoa hậu nói công khai rộng rãi trước đại chúng. Nhưng tôi phải nín cười, làm vẻ nghiêm túc hỏi: Thế con có biết vòng 1, vòng 2, vòng 3 là gì không? Là số đo của vòng mông, vòng eo, vòng ngực của người con gái. Người con gái có hình thể cân đối là tỉ lệ 3 vòng đúng tiêu chuẩn đấy. Thế con có thích cân đối như các cô hoa hậu không? Đi bộ, bơi sẽ được đấy.
Một cuộc trò chuyện khác, bất ngờ hơn: Con đố mẹ nhé, tam giác lộn ngược là gì? Tôi ngây ra một lúc, rồi chợt hiểu và dí dỏm đặt tay lên chỗ ấy của con gái, mà đùa: Là con bướm của mẹ đây nè. Quý nhất đấy, biết không? Phải giữ kín đáo, vệ sinh sạch sẽ đấy, không là nó bay mất, thì không còn là con gái mẹ nữa.
Các em bây giờ ăn uống đầy đủ, dậy thì rất sớm. Nhiều em gái đã trải nghiệm cảm giác những ngày “đèn đỏ” từ lớp 3, lớp 4. Các em sớm để ý, quan tâm tới hình thể của mình, bắt đầu ý thức về các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là các “vùng cấm”, mang đặc trưng giới. Những chuyện tương tự như trên mà người lớn chúng ta coi là bình thường, tự nhiên thì với trẻ em tiểu học những “chuyện ấy” lại là chuyện đáng kể, có thể gây bực tức, hoặc bức xúc theo kiểu phải chia sẻ với ai đó. Cái cách chia sẻ ấy phải chăng là một nhu cầu cần được giải đáp, cần được thấu cảm? Vậy người lớn đã chuẩn bị tâm thế, đã có những kiến thức, kỹ năng nào để lắng nghe, phản hồi tích cực, hiệu quả về vấn đề của lứa tuổi.
Giáo dục giới tính cho trẻ tiểu học
Để các em có nhận thức, thái đội đúng đắn về giới tính, tránh tò mò, lén lút tìm hiểu không đúng hướng, không đúng địa chỉ, rồi hiểu sai, dẫn đến thực hành sai, cần có sự thay đổi đồng bộ về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học. Với trẻ tiểu học, giáo dục bằng giới tính không nên bằng các bài học lý thuyết thuần túy. Một nguyên tắc đầu tiên là nhà trường nên tích hợp giáo dục giới tính trong các nội dung, hoạt động giáo dục khác. Trang bị kiến thức sơ giản, cơ bản về giới: về vấn đề sự khác biệt tự nhiên của nam và nữ, sự phát triển của cơ thể theo chu kỳ… dưới dạng câu chuyện kể lồng ghép trong bài học trên lớp, qua các trò chơi, hoạt động tập thể để từ những hiện tượng diễn ra trong đời sống hàng ngày, rút ra kỹ năng ứng xử phù hợp với giới tính các em.
Gia đình là trường học đầu tiên
Gia đình, đặc biệt là người mẹ có vai trò quan trọng trong giáo dục về giới tính. Hướng dẫn các con vệ sinh đúng cách, trong khi chăm sóc các con nên kết hợp khéo léo, tế nhị với việc giải thích về cấu tạo, chức năng từng bộ phận cơ thể của các em. Nên chuẩn bị cách trả lời câu hỏi tò mò của trẻ về giới tính như giao cấu là gì? Con sinh ra từ đâu? Nếu chúng ta dạy trẻ biết ăn, biết ngủ, biết vui chơi, biết học hành đúng cách thì những hiểu biết về giới tính, những kỹ năng sống cũng dần hình thành, phát triển tự nhiên, lành mạnh. Cho trẻ ăn no chưa quan trọng bằng dạy trẻ biết ăn, biết thưởng thức, trân trọng công sức người làm ra món ăn đó. Ví dụ biết nói: “Con xin lỗi mẹ, món mẹ làm ngon tuyệt nhưng con no quá,…” khi không thể ăn hết khẩu phần của mình. Hướng dẫn trẻ biết vui chơi lành mạnh, bổ ích: kết hợp trò chơi vận động chân tay và trò chơi động não như trượt patanh, đánh cầu, nhảy dây, cùng trò chơi điện tử, chơi cờ, đố vui.
Dạy các em biết ngủ đúng giờ, đủ giấc, đúng tư thế để nạp năng lượng sau những giờ vui chơi, học hành căng thẳng. Rèn cho con biết cách học bài một cách tự giác, chủ động, biết hỏi những điều băn khoăn thắc mắc, biết sử dụng công cụ như từ điển, sách giáo khoa, công nghệ thông tin để phục vụ nhu cầu hiểu biết, biết vận dụng các kiến thức trong sách vở ở nhà trường vào cuộc sống.
Điều quan trọng là cha mẹ cần tạo môi trường cho con được hoạt động. Chỉ có hoạt động và thông qua hoạt động, trẻ mới hình thành nhận thức, nảy sinh tình cảm, thái độ, mới có kỹ năng phát triển các năng lực cần thiết trong cuộc sống. Môi trường hoạt động ấy mở ra từ chính mái nhà của cha mẹ: từ một căn bếp nhỏ với các bữa ăn có sự tham gia của trẻ, các em có thể hiểu biết về các loại rau quả, chế độ ăn theo tháp dinh dưỡng, hạn chế những chế phẩm từ đậu nành, ca cao… một số loại thủy hải sản: cá mực, hàu,... khiến trẻ dậy thì sớm. Chú trọng các thức ăn tăng chiều cao, tránh béo phì: sữa tự nhiên, ngũ cốc, rau tươi và quả chín,…
Từ khu vườn nhà, các em biết thế giới thu nhỏ của các loài cỏ cây, hoa lá, côn trùng, biết tác dụng của thảo dược với sức khỏe. Từ các cuộc đi chơi về quê, picnic cùng cha mẹ, các em hiểu giá trị cuộc sống gia đình. Những điều tưởng nhỏ nhặt bình thường đó có mối quan hệ thiết yêu với các hiểu biết và ý thức về giới. Khi gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm đặt vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em tiểu học đúng lúc, đúng cách, chúng ta sẽ có được những búp non khỏe mạnh, đủ sức vươn lên trong bão táp của cuộc sống hiện đại, trở thành công dân toàn cầu trong thời đại hội nhập hiện nay.
Lại một cô bạn khác kể: Có hôm con gái tôi nói nhỏ vào tai tôi: Bạn T lớp con biết vòng 1, vòng 2, vòng 3 là gì rồi đấy. Tôi suýt bật cười, vì 3 cái vòng ấy, các chương trình thi người đẹp và hoa hậu nói công khai rộng rãi trước đại chúng. Nhưng tôi phải nín cười, làm vẻ nghiêm túc hỏi: Thế con có biết vòng 1, vòng 2, vòng 3 là gì không? Là số đo của vòng mông, vòng eo, vòng ngực của người con gái. Người con gái có hình thể cân đối là tỉ lệ 3 vòng đúng tiêu chuẩn đấy. Thế con có thích cân đối như các cô hoa hậu không? Đi bộ, bơi sẽ được đấy.
Một cuộc trò chuyện khác, bất ngờ hơn: Con đố mẹ nhé, tam giác lộn ngược là gì? Tôi ngây ra một lúc, rồi chợt hiểu và dí dỏm đặt tay lên chỗ ấy của con gái, mà đùa: Là con bướm của mẹ đây nè. Quý nhất đấy, biết không? Phải giữ kín đáo, vệ sinh sạch sẽ đấy, không là nó bay mất, thì không còn là con gái mẹ nữa.
Các em bây giờ ăn uống đầy đủ, dậy thì rất sớm. Nhiều em gái đã trải nghiệm cảm giác những ngày “đèn đỏ” từ lớp 3, lớp 4. Các em sớm để ý, quan tâm tới hình thể của mình, bắt đầu ý thức về các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là các “vùng cấm”, mang đặc trưng giới. Những chuyện tương tự như trên mà người lớn chúng ta coi là bình thường, tự nhiên thì với trẻ em tiểu học những “chuyện ấy” lại là chuyện đáng kể, có thể gây bực tức, hoặc bức xúc theo kiểu phải chia sẻ với ai đó. Cái cách chia sẻ ấy phải chăng là một nhu cầu cần được giải đáp, cần được thấu cảm? Vậy người lớn đã chuẩn bị tâm thế, đã có những kiến thức, kỹ năng nào để lắng nghe, phản hồi tích cực, hiệu quả về vấn đề của lứa tuổi.
Giáo dục giới tính cho trẻ tiểu học
Để các em có nhận thức, thái đội đúng đắn về giới tính, tránh tò mò, lén lút tìm hiểu không đúng hướng, không đúng địa chỉ, rồi hiểu sai, dẫn đến thực hành sai, cần có sự thay đổi đồng bộ về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học. Với trẻ tiểu học, giáo dục bằng giới tính không nên bằng các bài học lý thuyết thuần túy. Một nguyên tắc đầu tiên là nhà trường nên tích hợp giáo dục giới tính trong các nội dung, hoạt động giáo dục khác. Trang bị kiến thức sơ giản, cơ bản về giới: về vấn đề sự khác biệt tự nhiên của nam và nữ, sự phát triển của cơ thể theo chu kỳ… dưới dạng câu chuyện kể lồng ghép trong bài học trên lớp, qua các trò chơi, hoạt động tập thể để từ những hiện tượng diễn ra trong đời sống hàng ngày, rút ra kỹ năng ứng xử phù hợp với giới tính các em.
Không nên để trẻ em nghe nhiều bài hát tình yêu của tuổi teen (Ảnh minh họa)
Trong khi cơn bão sex tràn vào Internet, chỉ càn một điện thoại nối mạng, chỉ cần một Ipad gọn nhẹ, chỉ cần lướt ngón tay trên màn hình cảm ứng chưa đầy 1 giây, bao hình ảnh sex hiện ra lồ lộ, kích thích khó cưỡng nổi… thì việc trang bị cho các em kiến thức, thái độ, kỹ năng ứng xử với vấn đề nhạy cảm này càng là thách thức lớn cho gia đình, nhà trường, xã hội. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với Internet tùy tiện, thiếu định hướng, ngoài vòng kiểm soát của phụ huynh. Cần kiểm soát và định hướng văn hóa nghe, nhìn, đọc của trẻ: tránh nghe nhiều những bài hát tình yêu của tuổi teen, tránh xem chung phim người lớn với cha mẹ. Tăng cường cho các em nghe các bài hát thiếu nhi; đọc những tác phẩm giàu tính nhân văn.Gia đình là trường học đầu tiên
Gia đình, đặc biệt là người mẹ có vai trò quan trọng trong giáo dục về giới tính. Hướng dẫn các con vệ sinh đúng cách, trong khi chăm sóc các con nên kết hợp khéo léo, tế nhị với việc giải thích về cấu tạo, chức năng từng bộ phận cơ thể của các em. Nên chuẩn bị cách trả lời câu hỏi tò mò của trẻ về giới tính như giao cấu là gì? Con sinh ra từ đâu? Nếu chúng ta dạy trẻ biết ăn, biết ngủ, biết vui chơi, biết học hành đúng cách thì những hiểu biết về giới tính, những kỹ năng sống cũng dần hình thành, phát triển tự nhiên, lành mạnh. Cho trẻ ăn no chưa quan trọng bằng dạy trẻ biết ăn, biết thưởng thức, trân trọng công sức người làm ra món ăn đó. Ví dụ biết nói: “Con xin lỗi mẹ, món mẹ làm ngon tuyệt nhưng con no quá,…” khi không thể ăn hết khẩu phần của mình. Hướng dẫn trẻ biết vui chơi lành mạnh, bổ ích: kết hợp trò chơi vận động chân tay và trò chơi động não như trượt patanh, đánh cầu, nhảy dây, cùng trò chơi điện tử, chơi cờ, đố vui.
Dạy các em biết ngủ đúng giờ, đủ giấc, đúng tư thế để nạp năng lượng sau những giờ vui chơi, học hành căng thẳng. Rèn cho con biết cách học bài một cách tự giác, chủ động, biết hỏi những điều băn khoăn thắc mắc, biết sử dụng công cụ như từ điển, sách giáo khoa, công nghệ thông tin để phục vụ nhu cầu hiểu biết, biết vận dụng các kiến thức trong sách vở ở nhà trường vào cuộc sống.
Điều quan trọng là cha mẹ cần tạo môi trường cho con được hoạt động. Chỉ có hoạt động và thông qua hoạt động, trẻ mới hình thành nhận thức, nảy sinh tình cảm, thái độ, mới có kỹ năng phát triển các năng lực cần thiết trong cuộc sống. Môi trường hoạt động ấy mở ra từ chính mái nhà của cha mẹ: từ một căn bếp nhỏ với các bữa ăn có sự tham gia của trẻ, các em có thể hiểu biết về các loại rau quả, chế độ ăn theo tháp dinh dưỡng, hạn chế những chế phẩm từ đậu nành, ca cao… một số loại thủy hải sản: cá mực, hàu,... khiến trẻ dậy thì sớm. Chú trọng các thức ăn tăng chiều cao, tránh béo phì: sữa tự nhiên, ngũ cốc, rau tươi và quả chín,…
Từ khu vườn nhà, các em biết thế giới thu nhỏ của các loài cỏ cây, hoa lá, côn trùng, biết tác dụng của thảo dược với sức khỏe. Từ các cuộc đi chơi về quê, picnic cùng cha mẹ, các em hiểu giá trị cuộc sống gia đình. Những điều tưởng nhỏ nhặt bình thường đó có mối quan hệ thiết yêu với các hiểu biết và ý thức về giới. Khi gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm đặt vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em tiểu học đúng lúc, đúng cách, chúng ta sẽ có được những búp non khỏe mạnh, đủ sức vươn lên trong bão táp của cuộc sống hiện đại, trở thành công dân toàn cầu trong thời đại hội nhập hiện nay.
Theo Phạm Thị Huệ (Thời trang trẻ)