Cùng chiêm ngưỡng bộ Linga – Yoni bằng đá sa thạch thuộc loại lớn nhất Đông Nam Á tại đền tháp Chăm Chiên Đàn (Quảng Nam).
Tín ngưỡng thờ sinh thực khí là một trong những tín ngưỡng độc đáo của người Chăm được biểu tượng hóa bằng hình tượng Yoni tròn kết hợp với khối trụ gọi là Linga, thờ cúng âm lực, coi âm vật của phụ nữ là nguồn gốc sáng tạo của muôn loài…
Tục thờ Linga-Yoni của người Chăm bắt nguồn từ nền văn hóa Ấn Độ, được mô phỏng bằng những phiến đá, khối đá sa thạch với sự hiện diện về hình thể, dạng thức khác nhau.
Loại hình Linga-Yoni ở nền văn hóa Chăm là bộ đôi hợp nhất, nghĩa là Linga và Yoni luôn đi song hành, là biểu tượng cho sức sống tiêu biểu nhất cho tín ngưỡng phồn thực của cư dân lúa nước Đông Nam Á.
Trong thần thoại Ấn Độ, biểu tượng Linga là hiện thân của thần Siva (hay Shiva), là vị thần sấm chớp, mang trong mình quyền năng là thần chết, thần hủy diệt muôn loài.
Tên gọi Linga-Yoni là một thứ tiếng Phạn chỉ dương vật và âm vật của người đàn ông và phụ nữ, tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền của mỗi phái.
Năm 1978, các nhà khảo cổ học Việt Nam trong quá trình tiến hành khai quật di tích nền văn hóa Chăm tại khu phế tích An Mỹ (xã Tam An, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đã phát hiện nhiều hiện vật thể hiện tín ngưỡng thờ sinh thực khí của cư dân Đông Nam Á nói chung và người Chăm nói riêng, trong đó có bộ Linga-Yoni.
Bộ Linga-Yoni có kích thước rất lớn, được ghép lại bằng nhiều phiến đá sa thạch cao 270cm và được các nhà khảo cổ học xác định đây là bệ thờ Linga-Yoni lớn nhất của nghệ thuật Chăm Pa và Đông Nam Á.
Linga có một trụ đá cao 170cm, đường kính 58cm, chia làm 3 phần gần bằng nhau: phần dưới hình tứ giác, tượng trưng cho vị thần sáng tạo Brahma; phần giữa hình bát giác, tượng trưng cho thần bảo tồn Visnu; phần trên cùng hình trụ đứng, tượng trưng cho thần hủy diệt Siva.
Yoni là một thớt sa thạch hình vuông cạnh 170cm, có vòi nhỏ nhô ra, ở giữa có linga lọt vào. Tất cả được đặt trên một chân đế gồm 4 tảng sa thạch vuông ghép lại.
Hiện tại, bộ Linga-Yoni “khủng” này trưng bày tại Bảo tàng Chiên Đàn (xã Tam An, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đã được chế bản để phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của du khách.
Bộ Linga tại nhà trưng bày Chiên Đàn được bảo quản rất tốt.
Bên cạnh bệ thờ Linga-Yoni được trưng bày tại nhà trưng bày Chiên Đàn, hình dạng tháp Bằng An (xã Điện An, Điện Bàn, Quảng Nam) cũng được đánh giá là một ngôi tháp hình trụ duy nhất có hình bát giác trong nghệ thuật kiến trúc điêu khắc Chăm mô phỏng chiếc Linga khổng lồ, đó chính là Linga Paramesvara mà vua Bhadravarman II đã xây dựng vào cuối thế kỷ IX.
Tín ngưỡng thờ sinh thực khí là một trong những tín ngưỡng độc đáo của người Chăm được biểu tượng hóa bằng hình tượng Yoni tròn kết hợp với khối trụ gọi là Linga, thờ cúng âm lực, coi âm vật của phụ nữ là nguồn gốc sáng tạo của muôn loài…
Tục thờ Linga-Yoni của người Chăm bắt nguồn từ nền văn hóa Ấn Độ, được mô phỏng bằng những phiến đá, khối đá sa thạch với sự hiện diện về hình thể, dạng thức khác nhau.
Loại hình Linga-Yoni ở nền văn hóa Chăm là bộ đôi hợp nhất, nghĩa là Linga và Yoni luôn đi song hành, là biểu tượng cho sức sống tiêu biểu nhất cho tín ngưỡng phồn thực của cư dân lúa nước Đông Nam Á.
Trong thần thoại Ấn Độ, biểu tượng Linga là hiện thân của thần Siva (hay Shiva), là vị thần sấm chớp, mang trong mình quyền năng là thần chết, thần hủy diệt muôn loài.
Tên gọi Linga-Yoni là một thứ tiếng Phạn chỉ dương vật và âm vật của người đàn ông và phụ nữ, tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền của mỗi phái.
Năm 1978, các nhà khảo cổ học Việt Nam trong quá trình tiến hành khai quật di tích nền văn hóa Chăm tại khu phế tích An Mỹ (xã Tam An, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đã phát hiện nhiều hiện vật thể hiện tín ngưỡng thờ sinh thực khí của cư dân Đông Nam Á nói chung và người Chăm nói riêng, trong đó có bộ Linga-Yoni.
Bộ Linga-Yoni có kích thước rất lớn, được ghép lại bằng nhiều phiến đá sa thạch cao 270cm và được các nhà khảo cổ học xác định đây là bệ thờ Linga-Yoni lớn nhất của nghệ thuật Chăm Pa và Đông Nam Á.
Linga có một trụ đá cao 170cm, đường kính 58cm, chia làm 3 phần gần bằng nhau: phần dưới hình tứ giác, tượng trưng cho vị thần sáng tạo Brahma; phần giữa hình bát giác, tượng trưng cho thần bảo tồn Visnu; phần trên cùng hình trụ đứng, tượng trưng cho thần hủy diệt Siva.
Yoni là một thớt sa thạch hình vuông cạnh 170cm, có vòi nhỏ nhô ra, ở giữa có linga lọt vào. Tất cả được đặt trên một chân đế gồm 4 tảng sa thạch vuông ghép lại.
Hiện tại, bộ Linga-Yoni “khủng” này trưng bày tại Bảo tàng Chiên Đàn (xã Tam An, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đã được chế bản để phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của du khách.
Bộ Linga tại nhà trưng bày Chiên Đàn được bảo quản rất tốt.
Bên cạnh bệ thờ Linga-Yoni được trưng bày tại nhà trưng bày Chiên Đàn, hình dạng tháp Bằng An (xã Điện An, Điện Bàn, Quảng Nam) cũng được đánh giá là một ngôi tháp hình trụ duy nhất có hình bát giác trong nghệ thuật kiến trúc điêu khắc Chăm mô phỏng chiếc Linga khổng lồ, đó chính là Linga Paramesvara mà vua Bhadravarman II đã xây dựng vào cuối thế kỷ IX.