Tinh Tế - Chìm trong sự đau khổ của chiến tranh và nghèo đói, phần lớn người dân của Afghanistan vẫn đang phải sống trong những điều kiện hết sức thiếu thốn và ngặt nghèo. Nhắc đến Afghanistan là nhiều người nghĩ ngay đến bạo lực, nghèo đói và thuốc phiện. Afghanistan là nước đứng đầu về xuất khẩu thuốc phiện, trong khi đó số lượng người nghiện đã tăng thêm 150.000, cao cấp 3 lần so với năm 2005. Tình trạng ngược đãi đối với phụ nữ và trẻ em cũng là một vấn nạn đang tiếp diễn, nhưng đâu đó trên đất nước ngày vẫn còn những vùng đất đầy những nét văn hoá truyền thống và xã hội vẫn đang từ từ đi lên. Bộ ảnh sau đây sẽ cho các bạn một cái nhìn đầy màu sắc về những con người bình thường ở Afghanistan và cuộc sống của họ.
Một cậu bé cố bắt lấy con diều đang bị rơi trên một ngọn đồi ở Kabul, 28/04/2013.
Một người đàn ông nặn một cái bát từ đất sét ở ngoại ô Kabul, 10/04/2013.
Một người phụ nữ dừng lại trên con đường ở ngoại ô Herat, 20/04/2013.
Phụ nữ bộ tộc Kochi đi bộ trên con đường nối Kabul-Bagram, phía Bắc Kabul, 02/04/2013.
Những đứa trẻ tị nạn ở Afghanistan chờ đợi trong một khu trại tạm ở gần biên giới Afghanistan thuộc tỉnh Herat, 13/04/2013.
Một người phụ nữ đi bộ trên con đường trong một ngày gió ở ngoại ô Kabul, 16/04/2013.
Đám đông xem đá gà gô tại một công viên địa phương ở Kabul, 19/04/2013. Đá gà là một thú vui phổ biến ở Afghanistan và mặc dù các trò cá cược vẫn bị cấm ở đất nước này nhưng ở những cuộc đá gà không thiếu các vụ ăn thua.
Các nữ sinh bị choáng sau khi hít phải khí độc đang được điều trị tại một bệnh viện ở tỉnh Takhar, 21/04/2013.
Hai thanh niên cưỡi lừa đi ngang một khu nhà đổ nát ở tỉnh Bamiyan, 27/04/2013.
Trẻ em chơi trò Ghursai, một trò chơi truyền thống của các bé trai, ở Jalalabad, 01/04/2013. Trò này giống trò “Đá gà” ở Việt Nam, lúc nhỏ mình hay chơi, ta dùng tay để giữ một chân co lên và nhảy lò cò rồi tìm cách đá ngã đối phương.
Một cậu bé Afghanistan bán bong bóng chạy về phía một người khách hàng muốn mua trên đường phố ở Kabul, 02/04/2013.
Một cậu bé bị thương được điều trị tại một bệnh viện sau một cuộc tấn công của Taliban ở tỉnh Farah, 04/04/2013.
Một anh chàng dừng lại ở huyện Kush Kunar, tỉnh Nangarhar, 07/04/2013.
Một công nhân làm dầu thực vật với sự trợ giúp của một con lạc đà với phương pháp sản xuất truyền thống ở huyện Nahr-i Shahi, tỉnh Balkh, 08/04/2013.
Một cậu bé ngồi trông hàng trước cửa hàng quần áo ở Wazir Bazaar, huyện Khagyani, tỉnh Nanharhar, 08/04/2013.
Một cô bé cõng cậu bé sau lưng ở ngoại ô Herat, 09/04/2013.
Phụ nữ ngồi dệt thảm ở Herat, 15/04/2013. Các tấm thảm làm từ tơ lụa và len do các bộ tộc khác nhau ở Afghanistan dệt được bán với giá từ 150 – 1.000 USD.
Một thợ cắt tóc đang cạo đầu cho những người bị nghiện tại trung tâm cai nghiện NEJAT, ở Kabul, 17/04/2013. Từ khoảng năm 2005 đến 2009, số người nghiện ma tuý ở Afghanistan tăng gấp 3 lần lên con số 150.000, đến năm 2012 số người dùng thuốc phiện là 230.000.
Các võ sinh trình diễn trong một buổi lễ mừng thành phố Ghazni được công nhận là Thành phố văn hoá Hồi giáo ở châu Á năm 2013 của UNESCO tại Ghazni, 18/04/2013. Thành phố ở phía Nam Kabul vẫn còn lưu giữ nhiều công trình cổ từ thời tiền Hồi giáo và Hồi giáo, nhưng do tình trạng an ninh bất ổn nên khách du lịch nước ngoài vẫn chưa thể đến được nơi đây.
Cô bé thuộc gánh xiếc The Mobile Mini Circus for Children (Gánh xiếc nhỏ di động cho trẻ em) tham gia vào một màn trình diễn nhân “Ngày Xiếc Thế Giới” ở Kabul, 21/04/2013.
Các cô gái tham dự một cuộc chạy việt dã vì hoà bình ở Mazar-i Sharif, 21/04/2013.
Các tình nguyện viên tiêm chủng ngừa bại liệt đi cấp vắc-xin trong một chiến dịch ở Dehdaadi, tỉnh Balkh, 23/04/2013.
Các võ sĩ quyền anh tập luyện trong CLB Boxing Sabawon Azizi ở Kabul, 24/04/2013. Thanh niên Afghanistan đã có thể tập luyện quyền anh trở lại sau khi chế độ Taliban bị lật đổ, dưới thời Taliban boxing bị cấm cùng với nhiều hình thức giải trí khác.
Các bé gái đứa trước cửa nhà và nhìn ra bên ngoài, nơi bị thiệt hại bởi một trận động đất mạnh ở làng Charbagh, tỉnh Nangarhar, 24/03/2013.
Ông Saifullah, 62 tuổi, nhấc từng bó len đang được nhuộm màu để dùng dệt thảm ở Ziraat, ngoại ô Mazar-i Sharif, Afghanistan. Ông Saifullah phải chăm lo cho một gia đình 8 thành viên và kiếm được chừng 150 USD mỗi tháng, là một trong những người làm trong dây chuyền sản xuất ra các tấm thảm nổi tiếng thế giới của Afghanistan với chất lượng cao và thuốc nhuộm tự nhiên, và có thể tăng giá lên mức hàng ngàn USD khi bán ra thị trường quốc tế.
Một cậu bé nhìn ra ngoài cửa sổ xe buýt ở Kabul, 25/04/2013.
Một cửa hiệu ở Rabia Balkhi trưng bày các tấm khăn choàng nhỏ treo trên những chai Coca Cola cũ tại một khu chợ toàn phụ nữ ở đường Chedgari, tỉnh Mazar-i Sharif, 25/04/2013. Khu chợ này có khoảng 20 quầy hàng do các người phụ nữ làm chủ bán các loại mặt hàng từ đồ thủ công mỹ nghệ đến các loại mỹ phẩm và thiết bị chụp ảnh, và được đặt tên theo cô công chúa và nhà thơ nổi tiếng Rabia Balkhi, người sống ở thành phố Balkh trong thế kỷ thứ 9.
Người dân đi dạo chơi trên núi Koh-e Asmai, thường được gọi là núi TV, ở Kabul, 26/04/2013. Ngọn núi có biệt danh này là vì trên đỉnh có một tháp ăng-ten truyền hình.
Một ngư dân chèo xuồng ra sông Kabul để đi đánh cá ở ngoại ô Mehtar Lam, ở tỉnh Laghman, 27/04/2013.
Nguồn: Boston.com
Một cậu bé cố bắt lấy con diều đang bị rơi trên một ngọn đồi ở Kabul, 28/04/2013.
Một người đàn ông nặn một cái bát từ đất sét ở ngoại ô Kabul, 10/04/2013.
Một người phụ nữ dừng lại trên con đường ở ngoại ô Herat, 20/04/2013.
Phụ nữ bộ tộc Kochi đi bộ trên con đường nối Kabul-Bagram, phía Bắc Kabul, 02/04/2013.
Những đứa trẻ tị nạn ở Afghanistan chờ đợi trong một khu trại tạm ở gần biên giới Afghanistan thuộc tỉnh Herat, 13/04/2013.
Một người phụ nữ đi bộ trên con đường trong một ngày gió ở ngoại ô Kabul, 16/04/2013.
Đám đông xem đá gà gô tại một công viên địa phương ở Kabul, 19/04/2013. Đá gà là một thú vui phổ biến ở Afghanistan và mặc dù các trò cá cược vẫn bị cấm ở đất nước này nhưng ở những cuộc đá gà không thiếu các vụ ăn thua.
Các nữ sinh bị choáng sau khi hít phải khí độc đang được điều trị tại một bệnh viện ở tỉnh Takhar, 21/04/2013.
Hai thanh niên cưỡi lừa đi ngang một khu nhà đổ nát ở tỉnh Bamiyan, 27/04/2013.
Trẻ em chơi trò Ghursai, một trò chơi truyền thống của các bé trai, ở Jalalabad, 01/04/2013. Trò này giống trò “Đá gà” ở Việt Nam, lúc nhỏ mình hay chơi, ta dùng tay để giữ một chân co lên và nhảy lò cò rồi tìm cách đá ngã đối phương.
Một cậu bé Afghanistan bán bong bóng chạy về phía một người khách hàng muốn mua trên đường phố ở Kabul, 02/04/2013.
Một cậu bé bị thương được điều trị tại một bệnh viện sau một cuộc tấn công của Taliban ở tỉnh Farah, 04/04/2013.
Một anh chàng dừng lại ở huyện Kush Kunar, tỉnh Nangarhar, 07/04/2013.
Một công nhân làm dầu thực vật với sự trợ giúp của một con lạc đà với phương pháp sản xuất truyền thống ở huyện Nahr-i Shahi, tỉnh Balkh, 08/04/2013.
Một cậu bé ngồi trông hàng trước cửa hàng quần áo ở Wazir Bazaar, huyện Khagyani, tỉnh Nanharhar, 08/04/2013.
Một cô bé cõng cậu bé sau lưng ở ngoại ô Herat, 09/04/2013.
Phụ nữ ngồi dệt thảm ở Herat, 15/04/2013. Các tấm thảm làm từ tơ lụa và len do các bộ tộc khác nhau ở Afghanistan dệt được bán với giá từ 150 – 1.000 USD.
Một thợ cắt tóc đang cạo đầu cho những người bị nghiện tại trung tâm cai nghiện NEJAT, ở Kabul, 17/04/2013. Từ khoảng năm 2005 đến 2009, số người nghiện ma tuý ở Afghanistan tăng gấp 3 lần lên con số 150.000, đến năm 2012 số người dùng thuốc phiện là 230.000.
Các võ sinh trình diễn trong một buổi lễ mừng thành phố Ghazni được công nhận là Thành phố văn hoá Hồi giáo ở châu Á năm 2013 của UNESCO tại Ghazni, 18/04/2013. Thành phố ở phía Nam Kabul vẫn còn lưu giữ nhiều công trình cổ từ thời tiền Hồi giáo và Hồi giáo, nhưng do tình trạng an ninh bất ổn nên khách du lịch nước ngoài vẫn chưa thể đến được nơi đây.
Cô bé thuộc gánh xiếc The Mobile Mini Circus for Children (Gánh xiếc nhỏ di động cho trẻ em) tham gia vào một màn trình diễn nhân “Ngày Xiếc Thế Giới” ở Kabul, 21/04/2013.
Các cô gái tham dự một cuộc chạy việt dã vì hoà bình ở Mazar-i Sharif, 21/04/2013.
Các tình nguyện viên tiêm chủng ngừa bại liệt đi cấp vắc-xin trong một chiến dịch ở Dehdaadi, tỉnh Balkh, 23/04/2013.
Các võ sĩ quyền anh tập luyện trong CLB Boxing Sabawon Azizi ở Kabul, 24/04/2013. Thanh niên Afghanistan đã có thể tập luyện quyền anh trở lại sau khi chế độ Taliban bị lật đổ, dưới thời Taliban boxing bị cấm cùng với nhiều hình thức giải trí khác.
Các bé gái đứa trước cửa nhà và nhìn ra bên ngoài, nơi bị thiệt hại bởi một trận động đất mạnh ở làng Charbagh, tỉnh Nangarhar, 24/03/2013.
Ông Saifullah, 62 tuổi, nhấc từng bó len đang được nhuộm màu để dùng dệt thảm ở Ziraat, ngoại ô Mazar-i Sharif, Afghanistan. Ông Saifullah phải chăm lo cho một gia đình 8 thành viên và kiếm được chừng 150 USD mỗi tháng, là một trong những người làm trong dây chuyền sản xuất ra các tấm thảm nổi tiếng thế giới của Afghanistan với chất lượng cao và thuốc nhuộm tự nhiên, và có thể tăng giá lên mức hàng ngàn USD khi bán ra thị trường quốc tế.
Một cậu bé nhìn ra ngoài cửa sổ xe buýt ở Kabul, 25/04/2013.
Một cửa hiệu ở Rabia Balkhi trưng bày các tấm khăn choàng nhỏ treo trên những chai Coca Cola cũ tại một khu chợ toàn phụ nữ ở đường Chedgari, tỉnh Mazar-i Sharif, 25/04/2013. Khu chợ này có khoảng 20 quầy hàng do các người phụ nữ làm chủ bán các loại mặt hàng từ đồ thủ công mỹ nghệ đến các loại mỹ phẩm và thiết bị chụp ảnh, và được đặt tên theo cô công chúa và nhà thơ nổi tiếng Rabia Balkhi, người sống ở thành phố Balkh trong thế kỷ thứ 9.
Người dân đi dạo chơi trên núi Koh-e Asmai, thường được gọi là núi TV, ở Kabul, 26/04/2013. Ngọn núi có biệt danh này là vì trên đỉnh có một tháp ăng-ten truyền hình.
Một ngư dân chèo xuồng ra sông Kabul để đi đánh cá ở ngoại ô Mehtar Lam, ở tỉnh Laghman, 27/04/2013.
Nguồn: Boston.com