Lớp Type 209 là loại tàu ngầm tấn công bán chạy nhất trên thị trường vũ khí thế giới hiện nay với 61 chiếc được chế tạo, xuất khẩu tới 13 quốc gia.
Tàu ngầm phi hạt nhân tấn công lớp Type 209 do Tập đoàn Howaldtswerke-Deutsche Werft (Đức) nghiên cứu, thiết kế cho mục đích xuất khẩu. Kể từ khi được đưa vào sản xuất năm 1971, 61 chiếc được xuất khẩu tới 13 quốc gia trên thế giới. Đây được xem là loại tàu ngầm bán chạy nhất thế giới hiện nay (đứng thứ 2 là tàu ngầm Kilo của Nga).
Type 209 được sản xuất với 5 biến thể chính gồm: Type 209/1100 (lượng giãn nước 1.207 tấn, dài 54,1m); Type 209/1200 (lượng giãn nước 1.285 tấn, dài 55,9m); Type 209/1300 (lượng giãn nước 1.390 tấn, dài 59,5m); Type 209/1400 (lượng giãn nước 1.586 tấn, dài 61,2m) và Type 209/1500 (lượng giãn nước 1.810 tấn, dài 64,4m).
Thủy thủ đoàn phục vụ trên mỗi lớp tàu cũng có sự khác nhau (Type 209/1100 cần 31 người; Type 209/1200 và 1300 cần 33 người; Type 209/1400 cần 30 người; Type 209/1500 cần 36 người).
Trên mỗi biến thể, tùy theo yêu cầu của khách hàng, tàu ngầm có sự thay đổi về động cơ, hệ thống điện tử, vũ khí. Ví dụ, tàu ngầm Type 209 của Brazil tích hợp hệ thống chiến đấu do Mỹ sản xuất cho phép phóng ngư lôi hạng nặng Mk 48.
Các biến thể Type 209 xuất khẩu cũng được các nước tùy ý gọi lại tên lớp. Ví dụ, tàu ngầm Type 209/1100 xuất khẩu Argentina được gọi là lớp Salta, Type 209/1400 của Brazil gọi là lớp Tupi hay Type 209/1200 của Hàn Quốc gọi là lớp Chang Bogo.
Tàu ngầm lớp Type 209 đạt tầm hoạt động trên 10.000km, lặn sâu tối đa 500m, hoạt động liên tục trên biển 50 ngày.
Tàu được thiết kế hệ thống định vị thủy âm học và radar trinh sát tùy theo yêu cầu của khách hàng (có thể dùng hệ thống của Đức hoặc nước khác).
5 biến thể của Type 209 đều thiết kế với 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cho phép bắn: ngư lôi chống ngầm (cơ số 14 quả); tên lửa hành trình chống tàu UGM-84 Harpoon; thủy lôi.
Tại khu vực Đông Nam Á, Hải quân Indonesia là quốc gia đầu tiên và duy nhất nhập khẩu 2 chiếc Type 209/1300 từ những năm 1980.
Tàu ngầm phi hạt nhân tấn công lớp Type 209 do Tập đoàn Howaldtswerke-Deutsche Werft (Đức) nghiên cứu, thiết kế cho mục đích xuất khẩu. Kể từ khi được đưa vào sản xuất năm 1971, 61 chiếc được xuất khẩu tới 13 quốc gia trên thế giới. Đây được xem là loại tàu ngầm bán chạy nhất thế giới hiện nay (đứng thứ 2 là tàu ngầm Kilo của Nga).
Type 209 được sản xuất với 5 biến thể chính gồm: Type 209/1100 (lượng giãn nước 1.207 tấn, dài 54,1m); Type 209/1200 (lượng giãn nước 1.285 tấn, dài 55,9m); Type 209/1300 (lượng giãn nước 1.390 tấn, dài 59,5m); Type 209/1400 (lượng giãn nước 1.586 tấn, dài 61,2m) và Type 209/1500 (lượng giãn nước 1.810 tấn, dài 64,4m).
Thủy thủ đoàn phục vụ trên mỗi lớp tàu cũng có sự khác nhau (Type 209/1100 cần 31 người; Type 209/1200 và 1300 cần 33 người; Type 209/1400 cần 30 người; Type 209/1500 cần 36 người).
Trên mỗi biến thể, tùy theo yêu cầu của khách hàng, tàu ngầm có sự thay đổi về động cơ, hệ thống điện tử, vũ khí. Ví dụ, tàu ngầm Type 209 của Brazil tích hợp hệ thống chiến đấu do Mỹ sản xuất cho phép phóng ngư lôi hạng nặng Mk 48.
Các biến thể Type 209 xuất khẩu cũng được các nước tùy ý gọi lại tên lớp. Ví dụ, tàu ngầm Type 209/1100 xuất khẩu Argentina được gọi là lớp Salta, Type 209/1400 của Brazil gọi là lớp Tupi hay Type 209/1200 của Hàn Quốc gọi là lớp Chang Bogo.
Tàu ngầm lớp Type 209 đạt tầm hoạt động trên 10.000km, lặn sâu tối đa 500m, hoạt động liên tục trên biển 50 ngày.
Tàu được thiết kế hệ thống định vị thủy âm học và radar trinh sát tùy theo yêu cầu của khách hàng (có thể dùng hệ thống của Đức hoặc nước khác).
5 biến thể của Type 209 đều thiết kế với 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cho phép bắn: ngư lôi chống ngầm (cơ số 14 quả); tên lửa hành trình chống tàu UGM-84 Harpoon; thủy lôi.
Tại khu vực Đông Nam Á, Hải quân Indonesia là quốc gia đầu tiên và duy nhất nhập khẩu 2 chiếc Type 209/1300 từ những năm 1980.