(Kienthuc.net.vn) - Không quân và Hải quân Hoàng gia Anh đang biên chế một số máy bay chiến đấu “đồ cổ” từ thời Thế chiến thứ 2.
Các lực lượng Không quân và Không quân Hải quân Hoàng gia Anh đang được biên chế một số loại máy bay chiến đấu từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2 phục vụ cho hoạt động bay biểu diễn, kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước. Thậm chí là tham gia đóng các bộ phim lịch sử chiến tranh.
Trong đó, Không quân Hoàng gia Anh biên chế Phi đội “Ký ức trận chiến nước Anh” gồm: 1 chiếc máy bay ném bom Avro Lancaster; 6 tiêm kích Supermarine Spitfires; 2 tiêm kích Hawker Hurricanes; một máy bay vận tải Douglas Dakota và 2 chiếc huấn luyện de Havilland Chipmunks. Trong đó có những “công thần” giúp nước Anh giành thắng lợi trong cuộc không chiến dài ngày giữa Đức Quốc Xã và Anh Quốc năm 1940.
Trong ảnh là một trong 2 chiếc tiêm kích động cơ cánh quạt Hawker Hurricane thuộc Phi đội “Ký ức trận chiến nước Anh”. Loại tiêm kích này đã giúp phi công Không quân Hoàng gia Anh giành được nhiều thắng lợi trên không trước máy bay Đức.
Tiêm kích Hawker Hurricane trang bị động cơ Rolls-Royce Merlin XX làm mát bằng nước cho phép đạt tốc độ tối đa 547km/h, trần bay lên tới gần 11.000m. Máy bay được trang bị 4 pháo 20mm và mang được 2 bom loại 110 hoặc 230kg.
Tiêm kích Supermarine Spitfire được Không quân Hoàng gia Anh và nhiều nước đồng minh sử dụng trong Thế chiến II. Loại máy bay này được sản xuất với số lượng nhiều hơn cả trong các thiết kế của quân Đồng Minh, và là chiếc máy bay Đồng Minh duy nhất được sản xuất từ lúc bắt đầu Thế Chiến II mà vẫn được tiếp tục sản xuất khi chiến tranh kết thúc (khoảng 20.351 chiếc).
Supermarine Spitfire thiết kế với cánh dạng bầu dục với mặt cắt ngang mỏng, cho phép đạt tốc độ cao hơn chiếc Hawker Hurricance và các thiết kế hiện đại khác. Nó cũng có kiểu dáng khá đặc trưng, thon thả và mượt mà.
Spitfire trang bị động cơ Rolls-Royce Merlin-45 V12 cho phép đạt tốc độ tới 605km/h. Máy bay lắp 2 pháo tự động 20mm, 4 súng máy 7,7mm và mang 2 bom loại 110kg.
Máy bay ném bom hạng nặng chủ lực của Không quân Hoàng gia Anh Avro Lancaster được đưa vào trang bị năm 1942. Khoảng 7.377 chiếc được chế tạo và phục vụ tới tận năm 1963 (ở Canada) mới dừng hoạt động. Hiện nay, phi đội “Ký ức trận chiến nước Anh” biên chế một chiếc loại này.
Avro Lancaster được xem là một trong những “pháo đài bay” lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Trong chiến tranh, Lancaster đã thả 608.612 tấn bom trong 156.000 phi vụ.
Avro Lancaster trang bị 4 động cơ Rolls-Royce Merlin XX cho phép đạt tốc độ bay 455,6km/h, tầm bay hơn 4.000km, trần bay gần 7.000m. Máy bay trang bị 8 súng máy 7,7mm đặt ở trong các tháp pháo phòng thủ đuôi, trên thân, đầu mũi máy bay.
Lancaster có khả năng mang tới 6,3 tấn bom. Trong ảnh là chiếc Lancaster bay phục vụ biểu diễn, kỷ niệm sự kiện trận đánh trong chiến tranh.
Máy bay vận tải Douglas Dakota do hãng sản xuất Douglas Aircraft (Mỹ) sản xuất và được sử dụng rộng rãi trong không quân các nước đồng minh, gồm cả Không quân Hoàng gia Anh.
Máy bay Dakota được sử dụng cho hoạt động vận chuyển hàng hóa (khoảng 2,7 tấn) và vận chuyển lính dù (28 lính) cho chiến dịch đổ bộ đường không.
de Havilland Chipmunk từng là máy bay huấn luyện chủ lực trong Không quân Hoàng gia Anh sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Không quân Hải quân Hoàng gia Anh duy trì phi đội gồm một số máy bay quan trọng trong lịch sử. Những máy bay này làm nhiệm vụ trình diễn trong các lễ kỷ niệm. Phi đội này gồm: một chiếc máy bay ném bom phản lực Hawker Sea Hawk (trong ảnh); một máy bay ném bom Hawker Sea Fury; 2 chiếc oanh tạc cơ phóng ngư lôi Fairey Swordfish và một máy bay huấn luyện de Havilland Chipmunk.
Máy bay ném bom phản lực Hawker Sea Hawk trang bị một động cơ cho phép đạt tốc độ cận âm 965km/h, tầm bay 770km. Máy bay mang được 16-20 đạn rocket (tùy cỡ), 4 bom 227kg. Sea Hawk từng đóng vai trò quan trọng trong Không quân Hải quân Hoàng gia giai đoạn 1950-1980.
Máy bay tiêm kích – bom Hawker Sea Fury đưa vào sử dụng từ cuối năm 1945. Đây được xem là một trong những loại máy bay động cơ pistol nhanh nhất thế giới từng được chế tạo, tốc độ đạt tới 740km/h.
Hawker Sea Fury trang bị 4 pháo 20mm, mang 12 đạn rocket cỡ 76,2mm hoặc 907kg bom.
Oanh tạc cơ phóng ngư lôi Fairey Swordfish được sử dụng chủ yếu trong cuộc chiến tranh thứ 2. Điểm đặc biệt là nó sử dụng thiết kế kiểu 2 tầng cánh giống với máy bay Thế chiến thứ 1. Swordfish có thể mang một ngư lôi nặng 760kg hoặc thủy lôi 700kg. Trong lịch sử tham chiến, loại máy bay này được ghi nhận đã đánh chìm và gây hư hỏng nặng 2 thiết giáp hạm của Hải quân Italy.
Các lực lượng Không quân và Không quân Hải quân Hoàng gia Anh đang được biên chế một số loại máy bay chiến đấu từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2 phục vụ cho hoạt động bay biểu diễn, kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước. Thậm chí là tham gia đóng các bộ phim lịch sử chiến tranh.
Trong đó, Không quân Hoàng gia Anh biên chế Phi đội “Ký ức trận chiến nước Anh” gồm: 1 chiếc máy bay ném bom Avro Lancaster; 6 tiêm kích Supermarine Spitfires; 2 tiêm kích Hawker Hurricanes; một máy bay vận tải Douglas Dakota và 2 chiếc huấn luyện de Havilland Chipmunks. Trong đó có những “công thần” giúp nước Anh giành thắng lợi trong cuộc không chiến dài ngày giữa Đức Quốc Xã và Anh Quốc năm 1940.
Trong ảnh là một trong 2 chiếc tiêm kích động cơ cánh quạt Hawker Hurricane thuộc Phi đội “Ký ức trận chiến nước Anh”. Loại tiêm kích này đã giúp phi công Không quân Hoàng gia Anh giành được nhiều thắng lợi trên không trước máy bay Đức.
Tiêm kích Hawker Hurricane trang bị động cơ Rolls-Royce Merlin XX làm mát bằng nước cho phép đạt tốc độ tối đa 547km/h, trần bay lên tới gần 11.000m. Máy bay được trang bị 4 pháo 20mm và mang được 2 bom loại 110 hoặc 230kg.
Tiêm kích Supermarine Spitfire được Không quân Hoàng gia Anh và nhiều nước đồng minh sử dụng trong Thế chiến II. Loại máy bay này được sản xuất với số lượng nhiều hơn cả trong các thiết kế của quân Đồng Minh, và là chiếc máy bay Đồng Minh duy nhất được sản xuất từ lúc bắt đầu Thế Chiến II mà vẫn được tiếp tục sản xuất khi chiến tranh kết thúc (khoảng 20.351 chiếc).
Supermarine Spitfire thiết kế với cánh dạng bầu dục với mặt cắt ngang mỏng, cho phép đạt tốc độ cao hơn chiếc Hawker Hurricance và các thiết kế hiện đại khác. Nó cũng có kiểu dáng khá đặc trưng, thon thả và mượt mà.
Spitfire trang bị động cơ Rolls-Royce Merlin-45 V12 cho phép đạt tốc độ tới 605km/h. Máy bay lắp 2 pháo tự động 20mm, 4 súng máy 7,7mm và mang 2 bom loại 110kg.
Máy bay ném bom hạng nặng chủ lực của Không quân Hoàng gia Anh Avro Lancaster được đưa vào trang bị năm 1942. Khoảng 7.377 chiếc được chế tạo và phục vụ tới tận năm 1963 (ở Canada) mới dừng hoạt động. Hiện nay, phi đội “Ký ức trận chiến nước Anh” biên chế một chiếc loại này.
Avro Lancaster được xem là một trong những “pháo đài bay” lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Trong chiến tranh, Lancaster đã thả 608.612 tấn bom trong 156.000 phi vụ.
Avro Lancaster trang bị 4 động cơ Rolls-Royce Merlin XX cho phép đạt tốc độ bay 455,6km/h, tầm bay hơn 4.000km, trần bay gần 7.000m. Máy bay trang bị 8 súng máy 7,7mm đặt ở trong các tháp pháo phòng thủ đuôi, trên thân, đầu mũi máy bay.
Lancaster có khả năng mang tới 6,3 tấn bom. Trong ảnh là chiếc Lancaster bay phục vụ biểu diễn, kỷ niệm sự kiện trận đánh trong chiến tranh.
Máy bay vận tải Douglas Dakota do hãng sản xuất Douglas Aircraft (Mỹ) sản xuất và được sử dụng rộng rãi trong không quân các nước đồng minh, gồm cả Không quân Hoàng gia Anh.
Máy bay Dakota được sử dụng cho hoạt động vận chuyển hàng hóa (khoảng 2,7 tấn) và vận chuyển lính dù (28 lính) cho chiến dịch đổ bộ đường không.
de Havilland Chipmunk từng là máy bay huấn luyện chủ lực trong Không quân Hoàng gia Anh sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Không quân Hải quân Hoàng gia Anh duy trì phi đội gồm một số máy bay quan trọng trong lịch sử. Những máy bay này làm nhiệm vụ trình diễn trong các lễ kỷ niệm. Phi đội này gồm: một chiếc máy bay ném bom phản lực Hawker Sea Hawk (trong ảnh); một máy bay ném bom Hawker Sea Fury; 2 chiếc oanh tạc cơ phóng ngư lôi Fairey Swordfish và một máy bay huấn luyện de Havilland Chipmunk.
Máy bay ném bom phản lực Hawker Sea Hawk trang bị một động cơ cho phép đạt tốc độ cận âm 965km/h, tầm bay 770km. Máy bay mang được 16-20 đạn rocket (tùy cỡ), 4 bom 227kg. Sea Hawk từng đóng vai trò quan trọng trong Không quân Hải quân Hoàng gia giai đoạn 1950-1980.
Máy bay tiêm kích – bom Hawker Sea Fury đưa vào sử dụng từ cuối năm 1945. Đây được xem là một trong những loại máy bay động cơ pistol nhanh nhất thế giới từng được chế tạo, tốc độ đạt tới 740km/h.
Hawker Sea Fury trang bị 4 pháo 20mm, mang 12 đạn rocket cỡ 76,2mm hoặc 907kg bom.
Oanh tạc cơ phóng ngư lôi Fairey Swordfish được sử dụng chủ yếu trong cuộc chiến tranh thứ 2. Điểm đặc biệt là nó sử dụng thiết kế kiểu 2 tầng cánh giống với máy bay Thế chiến thứ 1. Swordfish có thể mang một ngư lôi nặng 760kg hoặc thủy lôi 700kg. Trong lịch sử tham chiến, loại máy bay này được ghi nhận đã đánh chìm và gây hư hỏng nặng 2 thiết giáp hạm của Hải quân Italy.