Vào tối khuya ngày thứ Bảy, 06/07/2013 theo giờ Mỹ, chiếc máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời là Solar Impulse HB-SIA đã hạ cánh an toàn xuống phi trường John F. Kenedy ở New York, đánh dấu một cột mốc mới khi hoàn tất chuyến hành trình từ bờ Tây sang bờ Đông nước Mỹ mà không cần đến một giọt nhiên liệu nào. Nó đã cất cánh từ Mountain View, California vào ngày 03/05, điều khiển bởi chính Bertrand Piccard, đồng sáng lập Solar Impulse. Đó là bước đầu tiên trong chuyến hành trình gồm nhiều chặng, Bertrand Piccard trước tiên sẽ đưa Solar Impulse bay đến Phoenix, Arizona. Sau đó tiếp tục bay đến Texas, Missouri và Virginia, tại đây Piccard đã trao lại quyền điều khiển máy bay cho André Borschberg để tiếp tục hành trình. Mỗi chặng bay kéo dài từ 19 đến 25 giờ, nhưng sau mỗi chuyến thì máy bay cùng đội ngũ kỹ thuật sẽ được nghỉ ngơi vài tuần trước khi bay tiếp. Sau đây là một số hình ảnh của Solar Impulse kể từ khi nó bắt đầu xuất phát cho đến khi hoàn tất chuyến hành trình mang tính lịch sử này.
Các công nhân đưa cánh của máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời Solar Impulse vào trong khoang của một chiếc Cargolux Boeing 747, 20/02/2013, tại phi trường Payerne, Geneva, Thuỵ Sĩ. Chiếc máy may chở hàng này sẽ đưa Solar Impulse HB-SIA đến San Francisco để thực hiện chuyến bay xuyên nước Mỹ từ bờ Tây sang bờ Đông.
Các nhân viên đưa Solar Impulse trở về nhà chứa máy bay sau một chuyến bay thử ở phi trường Moffett, Mountain View, California, 19/04/2013. Phần thân vỏ của chiếc máy bay này được làm từ sợi các-bon và nó hoạt động bằng năng lượng mặt trời. Trong tương lai, Solar Impulse sẽ thử bay vòng quanh thế giới chỉ với năng lượng mặt trời.
Một con chim bay cùng với Solar Impulse khi nó đang hướng về đường băng để hạ cánh sau một chuyến bay thử ở sân bay Moffett Field, Mountain View, California, 19/04/2013.
Solar Impulse bay ngang cầu Cổng Vàng ở San Francisco trong một chuyến bay thử nghiệm thành công, 23/04/2013. Solar Impulse được cung cấp điện băng bởi khoảng 12.000 tế bào quang điện được phủ kín trên đôi cánh lớn và sạc điện cho bộ ắc-quy, cho phép nó bay cả ngày lẫn đêm mà không cần đến nhiên liệu.
Tại phi trường Moffett Field, bên trong một nhà chứa máy bay, trước đây là nơi để tàu vũ trụ, các thành viên phi hành đoàn của Solar Impulse đang chuẩn bị mọi thứ cho chuyến bay xuyên nước Mỹ, 26/04/2013.
Các phóng viên tập trung trước lúc bình minh khi Solar Impulse chuẩn bị cất cánh từ sân bay Moffett Field thuộc trung tâm NASA Ames Research ở Mountain View, California, 03/05/2013. Tại đây, chiếc máy bay có người lái đầu tiên có thể bay cả ngày lẫn đêm chỉ nhờ vào năng lượng mặt trời đã cất cánh cho chặng đầu tiên trong hành trình bay xuyên nước Mỹ. Solar Impulse được lái bởi Bertrand Piccard, rời đường băng của phi trường Moffett Field, miền Bắc California, vào lúc 6h12' sáng 03/05/2013.
Phi công Bertrand Piccard ngồi trong khoang lái trước khi cất cánh cùng với Solar Impulse tại phi trường Moffett Field, 03/05/2013.
Solar Impulse cất cánh khỏi sân bay Moffett Field để bắt đầu chuyến bay đầu tiên trong hành trình bay xuyên nước Mỹ, 03/05/2013.
Solar Impulse bay từ Vịnh San Francisco đi Phoenix, 03/05/2013.
Paul Johnson chụp ảnh Solar Impulse khi anh cùng hàng trăm người khác đi xem chiếc máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời đầu tiên, khi nó dừng chân ở phi trường quốc tế Phoenix Sky Harbor trong lúc đang thực hiện chuyến hành trình Across America 2013, 07/05/2013.
Solar Impulse, lái bởi Andre' Borschberg, được đẩy ra đường bay trước chuyến bay thứ hai trong hành trình xuyên nước Mỹ, lúc rạng sáng, 22/05/2013, ở phi trường quốc tế Phoenix Sky Harbor.
Solar Impulse, lái bởi Andre' Borschberg, bắt đầu chuyến bay thứ hai trong hành trình Across America 2013, 22/05/2013. Theo lịch trình thì nó sẽ đáp xuống phi trường quốc tế Dallas/Fort, 23/05/2013.
Hai phi công Bertrand Piccard và Andre' Borschberg, cùng thành viên phi hành đoàn Daniel Ramseier, kiểm tra lần cuối trước khi chuẩn bị cất cánh cho chuyến bay thứ ba trong chuyến hành trình xuyên nước Mỹ với máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse, ở Dallas/Fort Worth, 03/06/2013.
Solar Impulse, đậu trong một căn lều trên đường băng để chuẩn bị cho chuyến bay thứ ba, ở Dallas Fort Worth, 03/06/2013.
Solar Impulse đậu trong một căn lều chứa máy bay đặc biệt ở phi trường quốc tế Dallas Fort Worth, 23/05/2013. Chiếc máy bay này có sải cánh hơn 63m (tương đương một chiếc Boeing 747).
Solar Impulse HB-SIA phiên bản mẫu, với phi công Bertrand Piccard trong khoang lái, hạ cánh xuống phi trường quốc tế Lambert-St. Louis, ở St. Louis, 04/06/2013. Nó đã bay hơn 20 giờ kể từ khi cất cánh khỏi sân bay Dallas/Fort Worth.
Solar Impulse HB-SIA hạ cánh xuống sân bay Lambert-St. Louis, 04/06/2013. Để bảo vệ cho máy bay sau khi hạ cánh, Solar Impulse dùng một nhà chứa có thể thổi phồng làm chỗ đậu cho nó.
Đồng phi công Andre' Borschberg đứng xem Solar Impulse HB-SIA hạ cánh xuống phi trường quốc tế Dulles, cùng với phi công Bertrand Piccard, ở Dulles, Virginia, 16/06/2013.
Andre' Borschberg, một trong hai phi công điều khiển Solar Impulse trả lời phỏng vấn một phóng viên đứng trên cầu thang, trong khi Andre' ngồi trong khoang lái của máy bay trong một khoảng thời gian dành cho truyền thông ở Bảo tàng không gian và vũ trụ quốc gia Smithsonian thuộc trung tâm Steven F. Udvar-Hazy ở phi trường quốc tế Dulles, Virginia, 17/06/2013.
Solar Impulse chuẩn bị cất cánh cho chuyến bay cuối cùng trong hành trình bay xuyên nước Mỹ từ phi trường quốc tế Dulles, ở Dulles, Virginia, 06/07/2013. Điểm đến cuối cùng của nó là New York.
Solar Impulse cất cánh khỏi sân bay quốc tế Dulles để đến New York, 06/07/2013.
Solar Impulse HB-SIA với phi công Andre' Borschberg hướng về phi trường JFK ở New York vào cuối ngày 06/07/2013. Chiếc máy bay thử nghiệm hoạt động bằng năng lượng mặt trời, Solar Impulse, đã hoàn tất chuyến bay xuyên nước Mỹ từ bờ Tây sang bờ Đông mà không cần dùng đến nhiên liệu, hạ cánh an toàn xuống New York dù có một vết rách trên một cánh của nó.
Solar Impulse hạ cánh xuống phi trường John F. Kenedy ở New York với một vết rách ở cánh bên trái. Vết rách này đã buộc máy bay phải hạ cánh sớm vài giờ đồng hồ so với kế hoạch.
Chủ tịch của Solar Impulse đồng thời là phi công Bertrand Piccard (trái) và CEO của Solar Impulse, đồng phi công Andre' Borschberg vẫy tay chào mọi người sau khi chiếc máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời của họ là Solar Impulse HB-SIA hạ cánh an toàn xuống phi trường JFK ở New York vào khuya ngày 06/07/2013.
Việc Solar Impulse hoàn thành hành trình xuyên nước Mỹ chỉ với năng lượng mặt trời là một bước tiến mang tính đột phá cho những chiếc máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời và lĩnh vực năng lượng sạch. Vào năm 2015, Solar Impulse sẽ tiếp tục thực hiện chuyến hành trình vòng quanh trái đất với phiên bản thứ hai là HB-SIB, hiện tại nó đang được lắp ráp.
Nguồn: Boston.com
Các công nhân đưa cánh của máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời Solar Impulse vào trong khoang của một chiếc Cargolux Boeing 747, 20/02/2013, tại phi trường Payerne, Geneva, Thuỵ Sĩ. Chiếc máy may chở hàng này sẽ đưa Solar Impulse HB-SIA đến San Francisco để thực hiện chuyến bay xuyên nước Mỹ từ bờ Tây sang bờ Đông.
Các nhân viên đưa Solar Impulse trở về nhà chứa máy bay sau một chuyến bay thử ở phi trường Moffett, Mountain View, California, 19/04/2013. Phần thân vỏ của chiếc máy bay này được làm từ sợi các-bon và nó hoạt động bằng năng lượng mặt trời. Trong tương lai, Solar Impulse sẽ thử bay vòng quanh thế giới chỉ với năng lượng mặt trời.
Một con chim bay cùng với Solar Impulse khi nó đang hướng về đường băng để hạ cánh sau một chuyến bay thử ở sân bay Moffett Field, Mountain View, California, 19/04/2013.
Solar Impulse bay ngang cầu Cổng Vàng ở San Francisco trong một chuyến bay thử nghiệm thành công, 23/04/2013. Solar Impulse được cung cấp điện băng bởi khoảng 12.000 tế bào quang điện được phủ kín trên đôi cánh lớn và sạc điện cho bộ ắc-quy, cho phép nó bay cả ngày lẫn đêm mà không cần đến nhiên liệu.
Tại phi trường Moffett Field, bên trong một nhà chứa máy bay, trước đây là nơi để tàu vũ trụ, các thành viên phi hành đoàn của Solar Impulse đang chuẩn bị mọi thứ cho chuyến bay xuyên nước Mỹ, 26/04/2013.
Các phóng viên tập trung trước lúc bình minh khi Solar Impulse chuẩn bị cất cánh từ sân bay Moffett Field thuộc trung tâm NASA Ames Research ở Mountain View, California, 03/05/2013. Tại đây, chiếc máy bay có người lái đầu tiên có thể bay cả ngày lẫn đêm chỉ nhờ vào năng lượng mặt trời đã cất cánh cho chặng đầu tiên trong hành trình bay xuyên nước Mỹ. Solar Impulse được lái bởi Bertrand Piccard, rời đường băng của phi trường Moffett Field, miền Bắc California, vào lúc 6h12' sáng 03/05/2013.
Phi công Bertrand Piccard ngồi trong khoang lái trước khi cất cánh cùng với Solar Impulse tại phi trường Moffett Field, 03/05/2013.
Solar Impulse cất cánh khỏi sân bay Moffett Field để bắt đầu chuyến bay đầu tiên trong hành trình bay xuyên nước Mỹ, 03/05/2013.
Solar Impulse bay từ Vịnh San Francisco đi Phoenix, 03/05/2013.
Paul Johnson chụp ảnh Solar Impulse khi anh cùng hàng trăm người khác đi xem chiếc máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời đầu tiên, khi nó dừng chân ở phi trường quốc tế Phoenix Sky Harbor trong lúc đang thực hiện chuyến hành trình Across America 2013, 07/05/2013.
Solar Impulse, lái bởi Andre' Borschberg, được đẩy ra đường bay trước chuyến bay thứ hai trong hành trình xuyên nước Mỹ, lúc rạng sáng, 22/05/2013, ở phi trường quốc tế Phoenix Sky Harbor.
Solar Impulse, lái bởi Andre' Borschberg, bắt đầu chuyến bay thứ hai trong hành trình Across America 2013, 22/05/2013. Theo lịch trình thì nó sẽ đáp xuống phi trường quốc tế Dallas/Fort, 23/05/2013.
Hai phi công Bertrand Piccard và Andre' Borschberg, cùng thành viên phi hành đoàn Daniel Ramseier, kiểm tra lần cuối trước khi chuẩn bị cất cánh cho chuyến bay thứ ba trong chuyến hành trình xuyên nước Mỹ với máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse, ở Dallas/Fort Worth, 03/06/2013.
Solar Impulse, đậu trong một căn lều trên đường băng để chuẩn bị cho chuyến bay thứ ba, ở Dallas Fort Worth, 03/06/2013.
Solar Impulse đậu trong một căn lều chứa máy bay đặc biệt ở phi trường quốc tế Dallas Fort Worth, 23/05/2013. Chiếc máy bay này có sải cánh hơn 63m (tương đương một chiếc Boeing 747).
Solar Impulse HB-SIA phiên bản mẫu, với phi công Bertrand Piccard trong khoang lái, hạ cánh xuống phi trường quốc tế Lambert-St. Louis, ở St. Louis, 04/06/2013. Nó đã bay hơn 20 giờ kể từ khi cất cánh khỏi sân bay Dallas/Fort Worth.
Solar Impulse HB-SIA hạ cánh xuống sân bay Lambert-St. Louis, 04/06/2013. Để bảo vệ cho máy bay sau khi hạ cánh, Solar Impulse dùng một nhà chứa có thể thổi phồng làm chỗ đậu cho nó.
Đồng phi công Andre' Borschberg đứng xem Solar Impulse HB-SIA hạ cánh xuống phi trường quốc tế Dulles, cùng với phi công Bertrand Piccard, ở Dulles, Virginia, 16/06/2013.
Andre' Borschberg, một trong hai phi công điều khiển Solar Impulse trả lời phỏng vấn một phóng viên đứng trên cầu thang, trong khi Andre' ngồi trong khoang lái của máy bay trong một khoảng thời gian dành cho truyền thông ở Bảo tàng không gian và vũ trụ quốc gia Smithsonian thuộc trung tâm Steven F. Udvar-Hazy ở phi trường quốc tế Dulles, Virginia, 17/06/2013.
Solar Impulse chuẩn bị cất cánh cho chuyến bay cuối cùng trong hành trình bay xuyên nước Mỹ từ phi trường quốc tế Dulles, ở Dulles, Virginia, 06/07/2013. Điểm đến cuối cùng của nó là New York.
Solar Impulse cất cánh khỏi sân bay quốc tế Dulles để đến New York, 06/07/2013.
Solar Impulse HB-SIA với phi công Andre' Borschberg hướng về phi trường JFK ở New York vào cuối ngày 06/07/2013. Chiếc máy bay thử nghiệm hoạt động bằng năng lượng mặt trời, Solar Impulse, đã hoàn tất chuyến bay xuyên nước Mỹ từ bờ Tây sang bờ Đông mà không cần dùng đến nhiên liệu, hạ cánh an toàn xuống New York dù có một vết rách trên một cánh của nó.
Solar Impulse hạ cánh xuống phi trường John F. Kenedy ở New York với một vết rách ở cánh bên trái. Vết rách này đã buộc máy bay phải hạ cánh sớm vài giờ đồng hồ so với kế hoạch.
Chủ tịch của Solar Impulse đồng thời là phi công Bertrand Piccard (trái) và CEO của Solar Impulse, đồng phi công Andre' Borschberg vẫy tay chào mọi người sau khi chiếc máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời của họ là Solar Impulse HB-SIA hạ cánh an toàn xuống phi trường JFK ở New York vào khuya ngày 06/07/2013.
Việc Solar Impulse hoàn thành hành trình xuyên nước Mỹ chỉ với năng lượng mặt trời là một bước tiến mang tính đột phá cho những chiếc máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời và lĩnh vực năng lượng sạch. Vào năm 2015, Solar Impulse sẽ tiếp tục thực hiện chuyến hành trình vòng quanh trái đất với phiên bản thứ hai là HB-SIB, hiện tại nó đang được lắp ráp.
Nguồn: Boston.com