Tiếp cận bờ hồ Natron ở Tanzania, nhiếp ảnh gia Nick Brandt đã chứng kiến một cảnh tượng rất kì lạ. Ở đó, có những động vật cứng khô như tượng, là những xác chết bị vôi hóa của rất nhiều loài chim và dơi ở vùng nước chết chóc này.
Một con đại bàng cá bị vôi hóa.
Chim bồ câu bị vôi hóa.
“Không ai biết chính xác chúng đã chết như thế nào nhưng có vẻ như tính chất phản xạ cực của bề mặt hồ khiến chúng choáng váng, và lao vào lòng hồ”, Brandt viết trong cuốn sách ảnh của ông “Across the Ravaged Land”. “Nước hồ có hàm lượng natri cacbonat và muối rất cao, đến nỗi mà chúng có thể bóc lớp mực trên những cuộn phim Kodak của tôi chỉ trong vòng vài giây”. Natri cacbonat và muối là nguyên nhân khiến những sinh vật này bị vôi hóa.
Chim hạc hồng bị vôi hóa.
Một con dơi bị vôi hóa.
“Ý tưởng chụp ảnh các động vật chết tại nơi chúng đã từng sống, như thể chúng sống lại trong cái chết, thật là rất hấp dẫn”, Brandt nói về ý tưởng chụp ảnh của mình. “Tôi nhặt những sinh vật mà tôi tìm thấy trên bờ hồ, sau đó đặt chúng ở những vị trí “sống”, đưa chúng về với cuộc sống như chúng đã từng”.
Chim sơn ca bị vôi hóa.
Chim yến bị vôi hóa.
Những hình ảnh tuyệt đẹp này nằm trong cuốn sách mới của Nick Brandt "Across the Ravaged Land", một bộ sách ảnh về động vật ở Đông Phi.
Hồ Natron là một hồ nước muối nằm ở phía Bắc Tanzania, phía Đông Bắc miệng núi lửa Ngorongoro và nằm giữa thung lũng Great Rift. Nhiệt độ trong hồ có thể đạt tới 60 độ C (140 độ F) và độ kiềm của nó thường từ 9 pH đến 10,5 pH. Hồ Natron tích tụ một lượng lớn natri cacbonat, được hình thành qua các vụ phun trào núi lửa và tích tụ ở thung lũng Great Rift. Hồ Natron không phải là môi trường sống thuận lợi cho các loài động vật hoang dã.
Theo ĐỜI SỐNG & PHÁP LUẬT
Một con đại bàng cá bị vôi hóa.
Chim bồ câu bị vôi hóa.
“Không ai biết chính xác chúng đã chết như thế nào nhưng có vẻ như tính chất phản xạ cực của bề mặt hồ khiến chúng choáng váng, và lao vào lòng hồ”, Brandt viết trong cuốn sách ảnh của ông “Across the Ravaged Land”. “Nước hồ có hàm lượng natri cacbonat và muối rất cao, đến nỗi mà chúng có thể bóc lớp mực trên những cuộn phim Kodak của tôi chỉ trong vòng vài giây”. Natri cacbonat và muối là nguyên nhân khiến những sinh vật này bị vôi hóa.
Chim hạc hồng bị vôi hóa.
Một con dơi bị vôi hóa.
“Ý tưởng chụp ảnh các động vật chết tại nơi chúng đã từng sống, như thể chúng sống lại trong cái chết, thật là rất hấp dẫn”, Brandt nói về ý tưởng chụp ảnh của mình. “Tôi nhặt những sinh vật mà tôi tìm thấy trên bờ hồ, sau đó đặt chúng ở những vị trí “sống”, đưa chúng về với cuộc sống như chúng đã từng”.
Chim sơn ca bị vôi hóa.
Chim yến bị vôi hóa.
Những hình ảnh tuyệt đẹp này nằm trong cuốn sách mới của Nick Brandt "Across the Ravaged Land", một bộ sách ảnh về động vật ở Đông Phi.
Hồ Natron là một hồ nước muối nằm ở phía Bắc Tanzania, phía Đông Bắc miệng núi lửa Ngorongoro và nằm giữa thung lũng Great Rift. Nhiệt độ trong hồ có thể đạt tới 60 độ C (140 độ F) và độ kiềm của nó thường từ 9 pH đến 10,5 pH. Hồ Natron tích tụ một lượng lớn natri cacbonat, được hình thành qua các vụ phun trào núi lửa và tích tụ ở thung lũng Great Rift. Hồ Natron không phải là môi trường sống thuận lợi cho các loài động vật hoang dã.
Theo ĐỜI SỐNG & PHÁP LUẬT