Phòng bệnh viêm họng

Cần vệ sinh răng, miệng, họng hằng ngày như đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng. Khi có các bệnh về răng, miệng, xoang, mũi… cần được điều trị dứt điểm tránh để  mầm bệnh tồn tại và lây lan vào vùng họng hầu và vệ sinh răng miệng, họng hầu  cũng để khai thông đường thở, làm cho thở thông thoáng, nhẹ nhàng hơn.

viem-hong

- Khi thầy thuốc khám bệnh và xác định có viêm họng cần điều trị thật nghiêm túc, đúng phác đồ. Những loại kháng sinh thầy thuốc kê đơn, người bệnh cần dùng đúng liều, đúng thời gian.

- Không nên tự mua thuốc để điều trị ngay cả các thuốc điều trị triệu chứng, đặc biệt là kháng sinh để tránh vi khuẩn nhờn thuốc (kháng thuốc) làm cho những đợt viêm họng sau này rất khó điều trị.

- Nên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh bụi vì trong bụi có vô vàn vi sinh vật gây bệnh, ngoài ra đeo khẩu trang còn có nhiều tác dụng khác như hạn chế hít phải không khí ô nhiễm khi đi qua vùng không khí không được sạch. Những người hay bị viêm họng không nên uống  nước lạnh quá hoặc nước đá, đặc biệt là mùa hè hay dùng trong giải khát như bia lạnh, nước giải khát ướp lạnh…

- Đối với phòng bệnh thấp tim, việc tuyên truyền giáo dục cho mọi người hiểu biết về tác hại của viêm họng  và hậu quả của bệnh thấp tim do viêm họng bởi LCA là rất cần thiết.

Qua việc này nhằm nâng cao sức khỏe cho mọi người, tránh nhiễm và mắc bệnh do LCA. Phòng bệnh thấp tim còn được tiêm dự phòng bằng kháng sinh penicilin chậm hằng tháng hoặc 3 tuần một lần trong vài năm sau đó tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân (nếu bị dị ứng thì có thể thay bằng loại kháng sinh khác).

BS. Bùi Mai Hương

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)