Đội Street View của Google Maps mới đây đã ghé thăm một số địa danh trên quần đảo Galapagos và chụp ảnh những nơi mà họ đi qua. Sử dụng hệ thống camera đeo sau lưng và các bộ camera có thể chụp ảnh dưới nước, họ đã ghi lại sự đa dạng sinh học của quần đảo đã là nguồn cảm hứng để Darwin tạo ra thuyết tiến hoá. Chính phủ Ecuador đã thành lập công viên quốc gia Galapagos vào năm 1959, và đưa 97% vùng đất thuộc quần đảo này vào dạng được bảo tồn. Sau đây là một số hình ảnh do đội Street View của Google chụp, và của một số tay máy khác, sẽ đưa các bạn đi tham quan một vòng quần đảo tuyệt vời này.
Daniel Orellana làm việc cho tổ chức Charles Darwin Foundation chụp ảnh bờ biển với hệ thống máy ảnh Street View Trekker tại vùng đầm lầy Los Humedales trên đảo Isabela thuộc quần đảo Galapagos.
Những con sư tử biển Galapagos bơi gần khu vực Champion, Floreana, quần đảo Galapagos. Xem trên Google Maps.
Ảnh chụp từ trên không đảo Sombrero Chino, thuộc quần đảo Galapagos, Ecuador, 15/01/2011.
Một con rùa khổng lồ bò ngang một con đường đất trên đảo Santa Cruz, ở công viên quốc gia Galapagos, 23/08/2013.
Leon Dormido, hay còn gọi là Kicker Rock, tiếng Việt gọi là hòn, ở gần đảo San Cristobal, quần đảo Galapagos. Xem trên Google Maps.
Hai con cự đà biển ở công viên quốc gia Galapagos trên đảo Santa Cruz, 15/09/2008.
Anh Daniel Orellana làm việc cho tổ chức Charles Darwin Foundation đi ngang qua một cánh đồng đá nham thạch để đến khu bảo tồn cự đà ở Bahia Cartago, trên đảo Isabela, thuộc quần đảo Galapagos, tháng 05/2013. Bahia Cartago là vùng đất được bảo vệ và không cho khách du lịch vào, tuy nhiên các nhân viên làm việc cho dự án Google Streetview được mời vào để chụp ảnh.
Một chú chim Booby chân xanh, chụp trên quần đảo Galapagos, 20/09/2011.
Cận cảnh đôi chân màu xanh của loài chim Booby trên quần đảo Galapagos, chụp hồi tháng 03/2008.
Một con sư tử biển trên Vịnh Post Office, ngoài khơi đảo Floreana.
Một con cự đà biển bò dọc theo các mỏm đá ở bãi biển trên đảo Rabida, quần đảo Galapagos, 15/01/2011.
Một thợ lặn bơi bên cạnh một con cá mập voi ở quần đảo Galapagos. Các nhà khoa học đến từ công viên quốc gia Galapagos, trường đại học California, đại học Davis và tổ chức Charles Darwin Foundation đã thực hiện một cuộc điều tra để giải đáp các bí ẩn về loài cá mập voi, một loài được cho là đã hiện diện trong đại dương ít nhất 60 triệu năm. Giai đoạn đầu tiên của dự án nghiên cứu này bao gồm việc đặt các máy phát sóng lên trên thân của các con cá mập voi.
Daniel Orellana leo ra khỏi một cái hang đá nham thạch trên đảo Isabela khi anh đi chụp ảnh quanh quần đảo Galapagos.
Tháng 06/2009, núi lửa Cerro Azul trên đảo Isabela đã hoạt động trở lại, phun nham thạm vào trong không trung, rồi chảy xuống sườn núi, mở rộng thêm các dòng chảy nham thạch hiện đã có trước đó.
Ba con cự đà biển treo mình trên một tảng đá tại Mũi Suarez, trên đảo Espanola.
Ảnh chụp từ trên không đảo Bainbridge, quần đảo Galapagos, 15/01/2011.
Bức tượng của Charles Darwin ở công viên quốc gia Galapagos, gần Puerto Baquerizo Moreno, San Cristobal.
Một đàn cá ở ngoài khơi đảo Floreana. Xem trên Google Maps.
Một con chim chiến, hay còn gọi là chim Frê-gat trên quần đảo Galapagos, chụp ngày 12/04/2011.
Daniel Orellana đi qua một cánh đồng cây dương xỉ để đến một vài mỏ lưu huỳnh lộ thiên tự nhiên trên đỉnh núi Sierra Negra, một ngọn núi lửa đang hoạt động trên đảo Isabela thuộc quần đảo Galapagos.
Một lối đi nhỏ xuống một đường hầm chật hẹp ở gần Bức tường của những giọt nước mắt (Wall of Tears), một phần của một công trình quân sự cũ, trên đảo Isabela. Xem trên Google Maps.
Một dòng nham thạch đổ ra biển ở Vịnh Sullivan, 10/09/2013.
Những con chim Frê-gat, ảnh chụp ngày 28/07/2010.
Một chú sư tử biển Galapagos con, phía sau là con cự đà biển, ở Bahia Fe, đảo Santa Cruz.
Cánh đồng nham thạch ở Bahia Cartago, đảo Isabela. Xem trên Google Maps.
Một con cá mập đầu búa bơi gần đảo Wolf, ở khu bảo tồn hải dương Galapagos, 19/08/2013.
Một con cự đà tắm nắng ở Puerto Ayora trên đảo Santa Cruz, 08/05/2009.
Rừng cây đước ở Bahia Cartago, bờ phía Đông của đảo Isabela. Xem trên Google Maps.
Một chú rùa biển xanh (Chelonia mydas) bơi dưới nước ở gần đảo San Cristobal, 01/09/2009.
Galapaguera, một trung tâm nuôi dưỡng loài rùa khổng lồ, giúp khôi phục số lượng của loài rùa trên đảo, bị đe doạ nghiêm trọng bởi loài xâm lấn, trên đảo San Cristobal. Xem trên Google Maps.
Nguồn: The Atlantic
Daniel Orellana làm việc cho tổ chức Charles Darwin Foundation chụp ảnh bờ biển với hệ thống máy ảnh Street View Trekker tại vùng đầm lầy Los Humedales trên đảo Isabela thuộc quần đảo Galapagos.
Những con sư tử biển Galapagos bơi gần khu vực Champion, Floreana, quần đảo Galapagos. Xem trên Google Maps.
Ảnh chụp từ trên không đảo Sombrero Chino, thuộc quần đảo Galapagos, Ecuador, 15/01/2011.
Một con rùa khổng lồ bò ngang một con đường đất trên đảo Santa Cruz, ở công viên quốc gia Galapagos, 23/08/2013.
Leon Dormido, hay còn gọi là Kicker Rock, tiếng Việt gọi là hòn, ở gần đảo San Cristobal, quần đảo Galapagos. Xem trên Google Maps.
Hai con cự đà biển ở công viên quốc gia Galapagos trên đảo Santa Cruz, 15/09/2008.
Anh Daniel Orellana làm việc cho tổ chức Charles Darwin Foundation đi ngang qua một cánh đồng đá nham thạch để đến khu bảo tồn cự đà ở Bahia Cartago, trên đảo Isabela, thuộc quần đảo Galapagos, tháng 05/2013. Bahia Cartago là vùng đất được bảo vệ và không cho khách du lịch vào, tuy nhiên các nhân viên làm việc cho dự án Google Streetview được mời vào để chụp ảnh.
Một chú chim Booby chân xanh, chụp trên quần đảo Galapagos, 20/09/2011.
Cận cảnh đôi chân màu xanh của loài chim Booby trên quần đảo Galapagos, chụp hồi tháng 03/2008.
Một con sư tử biển trên Vịnh Post Office, ngoài khơi đảo Floreana.
Một con cự đà biển bò dọc theo các mỏm đá ở bãi biển trên đảo Rabida, quần đảo Galapagos, 15/01/2011.
Một thợ lặn bơi bên cạnh một con cá mập voi ở quần đảo Galapagos. Các nhà khoa học đến từ công viên quốc gia Galapagos, trường đại học California, đại học Davis và tổ chức Charles Darwin Foundation đã thực hiện một cuộc điều tra để giải đáp các bí ẩn về loài cá mập voi, một loài được cho là đã hiện diện trong đại dương ít nhất 60 triệu năm. Giai đoạn đầu tiên của dự án nghiên cứu này bao gồm việc đặt các máy phát sóng lên trên thân của các con cá mập voi.
Daniel Orellana leo ra khỏi một cái hang đá nham thạch trên đảo Isabela khi anh đi chụp ảnh quanh quần đảo Galapagos.
Tháng 06/2009, núi lửa Cerro Azul trên đảo Isabela đã hoạt động trở lại, phun nham thạm vào trong không trung, rồi chảy xuống sườn núi, mở rộng thêm các dòng chảy nham thạch hiện đã có trước đó.
Ba con cự đà biển treo mình trên một tảng đá tại Mũi Suarez, trên đảo Espanola.
Ảnh chụp từ trên không đảo Bainbridge, quần đảo Galapagos, 15/01/2011.
Bức tượng của Charles Darwin ở công viên quốc gia Galapagos, gần Puerto Baquerizo Moreno, San Cristobal.
Một đàn cá ở ngoài khơi đảo Floreana. Xem trên Google Maps.
Một con chim chiến, hay còn gọi là chim Frê-gat trên quần đảo Galapagos, chụp ngày 12/04/2011.
Daniel Orellana đi qua một cánh đồng cây dương xỉ để đến một vài mỏ lưu huỳnh lộ thiên tự nhiên trên đỉnh núi Sierra Negra, một ngọn núi lửa đang hoạt động trên đảo Isabela thuộc quần đảo Galapagos.
Một lối đi nhỏ xuống một đường hầm chật hẹp ở gần Bức tường của những giọt nước mắt (Wall of Tears), một phần của một công trình quân sự cũ, trên đảo Isabela. Xem trên Google Maps.
Một dòng nham thạch đổ ra biển ở Vịnh Sullivan, 10/09/2013.
Những con chim Frê-gat, ảnh chụp ngày 28/07/2010.
Một chú sư tử biển Galapagos con, phía sau là con cự đà biển, ở Bahia Fe, đảo Santa Cruz.
Cánh đồng nham thạch ở Bahia Cartago, đảo Isabela. Xem trên Google Maps.
Một con cá mập đầu búa bơi gần đảo Wolf, ở khu bảo tồn hải dương Galapagos, 19/08/2013.
Một con cự đà tắm nắng ở Puerto Ayora trên đảo Santa Cruz, 08/05/2009.
Rừng cây đước ở Bahia Cartago, bờ phía Đông của đảo Isabela. Xem trên Google Maps.
Một chú rùa biển xanh (Chelonia mydas) bơi dưới nước ở gần đảo San Cristobal, 01/09/2009.
Galapaguera, một trung tâm nuôi dưỡng loài rùa khổng lồ, giúp khôi phục số lượng của loài rùa trên đảo, bị đe doạ nghiêm trọng bởi loài xâm lấn, trên đảo San Cristobal. Xem trên Google Maps.
Nguồn: The Atlantic